Trong những căn nhà tưởng chừng yên bình, một con quái vật đang âm thầm gậm nhấm tâm hồn của cả gia đình. Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực của người đàn ông đối với người phụ nữ, không chỉ để lại những vết thương thể xác mà còn tạo ra những tổn thương tâm lý sâu sắc, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ.
Gần đây, cộng đồng mạng xôn xao trước câu chuyện của nữ TikToker nổi tiếng Hằng Du Mục bị chồng tác động vật lý. Câu chuyện này không chỉ là một vụ việc riêng lẻ, mà còn là một lời cảnh tỉnh về vấn nạn bạo lực gia đình đang âm thầm tồn tại trong xã hội chúng ta.
Khi Hạnh Phúc Chỉ Là Ảo Ảnh
Hằng Du Mục, một gương mặt quen thuộc trên mạng xã hội, vốn được biết đến với hình ảnh một gia đình hạnh phúc. Những video của cô thường tràn ngập tiếng cười và những khoảnh khắc ấm áp. Tuy nhiên, gần đây, bức tranh tươi đẹp ấy đã vỡ tan khi người chồng Tôn Bằng, bất ngờ lên mạng phàn nàn về vợ.
Không dừng lại ở đó, có những dấu hiệu cho thấy anh đã có hành vi bạo lực đối với Hằng. Điều này khiến cộng đồng mạng không khỏi bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về thực trạng bạo lực gia đình trong xã hội hiện đại.
Ngay từ khi bắt đầu việc người chồng Tôn Bằng che dấu bản thân có hai người con trai với hai người phụ nữ thay vì một người con trai như Hằng vốn biết, đó chính là một phần của biểu hiện của sự thiếu tự tin dẫn đến hành vi lừa dối.

Có những quá khứ bạn muốn quên và không bao giờ nhắc đến, nhưng nếu như việc trong quá khứ còn ảnh hưởng đến hiện tại thì phải chia sẻ với đối phương, nếu Hằng Du Mục biết và đồng ý từ đầu thì mọi chuyện sẽ khác hơn rất nhiều với việc để mọi thứ vào tình huống tiến thoái lưỡng nam, lúc đó là sự chấp nhận nhưng sâu xa trong lòng người phụ nữ có lẽ đã mất dần đi sự tin tưởng.
Bạo Lực Gia Đình: Không Chỉ Là Vết Thương Thể Xác
Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực của người đàn ông đối với người phụ nữ, không chỉ để lại những vết thương thể xác mà còn tạo ra những tổn thương tâm lý sâu sắc, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ Bạo lực gia đình không chỉ để lại những vết thương trên cơ thể.
Bạo lực sẽ xuất hiện cả dạng thể chất và tinh thần. Bạo lực tinh thần có thể xuất hiện độc lập, nhưng bạo lực thể chất thường đi kèm với bạo lực tinh thần. Đây là một tác động kép, gây ra những khó khăn và đau khổ cả về thể xác lẫn tâm trí cho người phải hứng chịu. Trong trường hợp của Hằng Du Mục, chúng ta có thể thấy cả hai dạng bạo lực này.
Góc Nhìn Tâm Lý Học: Tại Sao Bạo Lực Xảy Ra?
Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân sâu xa của hành vi bạo lực, chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề từ góc độ tâm lý học.
Bản Năng Chết và Sự Gây Hấn
Trong trường hợp của Tôn Bằng, anh ta đang vật lộn với những xung đột nội tâm không được giải quyết. Điều này dẫn đến việc chuyển hướng sự tức giận và bất lực của mình vào người yếu thế hơn trong gia đình – thường là vợ và con cái. Không chỉ Hằng Du Mục, mà có lẽ hai người con Nhất Dương và Dịch Dương cũng từng phải chịu đựng hoặc chứng kiến hành vi này của bố.
Theo quan điểm của Sigmund Freud, cha đẻ của phân tâm học, bạo lực có thể được hiểu như một biểu hiện của “bản năng chết” (Thanatos). Đây là một lực lượng vô thức thúc đẩy con người hướng tới sự hủy diệt và gây hấn.
Cơ Chế Phòng Vệ Tâm Lý
Một góc nhìn khác từ lý thuyết phân tâm học cho rằng hành vi bạo lực có thể bắt nguồn từ cơ chế phòng vệ tâm lý. Trong trường hợp của Tôn Bằng, chúng ta có thể thấy rõ cơ chế “sự hợp lý hóa”. Đây là cách tạo ra những lý do được xã hội chấp nhận để biện minh cho hành vi của mình.
Tôn Bằng đã đưa ra nhiều lý do như vợ bỏ bê con cái, không chăm lo gia đình, mải mê kiếm tiền, lạnh nhạt với chồng, … Những lý do này, trên bề mặt, có vẻ dễ được chấp nhận và đồng tình bởi nhiều người trong xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cần đặt câu hỏi: liệu đây có phải là toàn bộ sự thật?
Và chúng ta khi biết một người dùng cơ chế phòng vệ “sự hợp lý hóa” này thì cần tìm hiểu xem lý do thực sự phía sau là gì? Không thể nào người vợ chăm chỉ, xinh đẹp, sinh cho chồng 2 người con, biết đối tốt với con riêng của chồng nhưng chỉ sau một đêm người chồng xuất hiện trên mạng và phủi bay mọi nỗ lực, không hề có chút sự ghi nhận, hoàn toàn đổ lỗi cho Hằng Du Mục.
Nếu một người trưởng thành tỉnh táo sẽ xem xét cả hai yếu tố tốt và xấu. Vậy sao qua lời người chồng mọi thứ bị gạt đi, hình ảnh của Hằng trong phút chốc chỉ còn lại toàn là ý xấu. Vậy chắc chắn người nói ra đang né tránh vai trò của bản thân và đang trốn tránh một thực tế khó có thể chấp nhận hơn, bị xạ hội lên án hơn. Ví dụ như là bản thân thấy vợ mình giỏi giang quá, thu hút quá, làm kinh tế tốt hơn mình, mình sợ rằng bản thân lép vế hơn vợ, … nên mình không thể chấp nhận được, vậy nên mình phải tìm một lý do khác phù hợp hơn để dìm vợ mình xuống.
Nhu Cầu Khẳng Định Bản Thân
Theo Alfred Adler, con người sinh ra đã có cảm nhận thua kém. Khi trưởng thành, cảm nhận này trở thành động lực thúc đẩy chúng ta nỗ lực vượt trội. Tuy nhiên, khi mục tiêu không đạt được, khi những tưởng tượng về thành công không thành hiện thực, cảm giác tiêu cực và mặc cảm tự ti có thể trỗi dậy.
Người đàn ông, khi đối mặt với cảm giác bất an, thiếu tự tin hoặc mất kiểm soát trong cuộc sống, có thể sử dụng bạo lực như một cách để khẳng định quyền lực và nam tính của mình. Đây là nỗ lực bù đắp cho cảm giác không đầy đủ bằng cách áp đặt sức mạnh lên người khác.
Tác Động Lên Thế Hệ Tiếp Nối
Câu chuyện của Hằng Du Mục không chỉ ảnh hưởng đến cô, mà còn tác động sâu sắc đến hai người con trai của Tôn Bằng: Nhất Dương và Dịch Dương. Điều này đặt ra một vấn đề quan trọng: bạo lực gia đình ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ em?
Mọi người đang quan tâm rất lớn đến phản ứng của Dịch Dương và Nhất Dương, hai người con riêng của chồng nhưng rất thân thiết với Hằng Du Mục và cũng xuất hiện trong nhiều phiên livestream, hi vọng rằng hai chàng trai ấy sẽ đứng ra bảo vệ người mẹ kế của mình. Cũng có nhiều ý kiến về việc nếu là mẹ ruột thì may ra các bạn ấy bảo vệ chứ mẹ kế thì không bao giờ.
Mọi người đã dành quá nhiều mong chờ việc hai chàng trai đó sẽ đứng lên đánh lại, tranh cãi lại, phản ứng lại bố mình để bảo vệ Hằng Du Mục, dù sao cô gái bé nhỏ ấy cũng đang thật sự đơn độc.
Chúng ta đừng để chính bản thân mình nhầm lẫn, hành vi bạo lực của người bố là sai – dù là đánh phụ nữ hay nếu có đánh đàn ông – ví dụ như đánh người con trai của mình thì bạo lực là sai. Nhưng chúng ta lại muốn hai người con riêng bộc lộ cái hành vi “bạo lực” giống như bố của mình.
Hình Mẫu Méo Mó về Nam Tính
Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường bạo lực gia đình phải chứng kiến những hành vi gây hấn của cha đối với mẹ sẽ trải qua một quá trình phát triển tâm lý phức tạp và đầy thương tổn. Đặc biệt đối với những cậu bé, việc nhìn thấy hình mẫu nam giới gần gũi nhất của mình – người cha – sử dụng bạo lực có thể dẫn đến sự nhầm lẫn sâu sắc về bản chất của nam tính và quyền lực.

Và ở đây điều quan trọng nhất mình muốn nói với mọi người rằng dù Hằng Du Mục có là mẹ ruột hay mẹ kế thì phản ứng của hai chàng trai đó có thể vẫn là sự tương đồng nhau. Người cha chính là khuôn mẫu, là hình ảnh mà hai người con học theo, dù muốn hay không muốn thì không thể gạt đi sự thật trong một gia đình có người cha bạo lực thì người con trai cũng sẽ có xu hướng bạo lực, hung hăng trong cách hành xử hoặc yếu đuối, không dám thể hiện bản thân.
Giống như một cảm nhận bất lực mà không thể thoát ra, muốn giúp – muốn cứu mẹ mình mà không làm được. Dần những người con sẽ rơi vào trạng thái sợ hãi, thậm chí nếu ai bị sang chấn có thể sẽ rơi vào trạng thái đóng băng, co rúm bản thân khi điều đó lặp lại.
Các bạn sẽ lớn lên với sự áy náy, buồn bã và luôn cảm thấy có lỗi khi không thể bảo vệ mẹ của mình. Khi hiểu chuyện hơn, trưởng thành hơn các bạn sẽ luôn có mong muốn bù đặp, mong cho mẹ mình được sống tự do cuộc đời mẹ muốn.
“Cái Tôi Lý Tưởng” Bị Méo Mó
Theo khái niệm về “cái tôi lý tưởng” (ego) của Freud, trẻ em thường hình thành hình ảnh lý tưởng về bản thân dựa trên hình mẫu của cha mẹ. Trong trường hợp của những cậu bé lớn lên trong gia đình có bạo lực, “cái tôi lý tưởng” này có thể bị méo mó, dẫn đến sự nhầm lẫn giữa sức mạnh và bạo lực, giữa quyền lực và sự kiểm soát. Kết quả là, khi trưởng thành, họ có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và bình đẳng với phụ nữ.
Hai người con trai có thể phản kháng đánh trả người cha của mình để bảo vệ bản thân và người mẹ, sự phản kháng này là hợp lý. Nhưng bản chất chưa được dậy dỗ đúng về việc sử dụng kỹ năng (như võ thuật) để bảo vệ bản thân, kèm với bộc lộ hung tính trong vô thức thường đi kèm với sự mất kiểm soát cảm xúc thì có thể có những hành vi vô cùng nguy hiểm đến cơ thể, thậm chí là tính mạng.
Sợi Xích Vô Hình
Chúng ta có thể liên tưởng đến câu chuyện rất đơn giản nhưng lại vô cùng sâu sắc, chú voi từ bé đã bị xích ở chân. Mỗi lần muốn bước ra ngoài chơi, cái xích lại kéo chân chú lại. Dần dần, khi lớn lên, dù cái xích không còn ở chân nữa, chú vẫn không rời khỏi vị trí nơi mình đã từng bị trói.
Nên vì vậy với Nhất Dương, Dịch Dương dù có thể là mẹ ruột hay mẹ kế thì có thể phản ứng hiện tại của các bạn sẽ là tương đồng nhau vì chưa thể thoát khỏi sợi xích vô hình. Để thoát khỏi nó có thể phải có một động lực mạnh mẽ, hoặc một điều tiêu cực vượt qua ngưỡng chịu đựng. Lúc đó không tránh khỏi chính là điều chúng ta vừa mong muốn – vừa không mong muốn nhất – sự mạnh mẽ của người đàn ông được bộc lộ qua hành vi hung tính – bạo lực lại với bố của mình để bảo vệ bản thân hoặc người mình yêu thương. Ẩn sâu trong đó chính là hình bóng của người cha bạo hành.
Phá Vỡ Vòng Luẩn Quẩn: Hướng Tới Một Xã Hội Không Bạo Lực
Mặc dù bức tranh có vẻ u ám, nhưng vẫn có hy vọng. Không phải tất cả trẻ em lớn lên trong môi trường bạo lực đều sẽ trở thành người gây bạo lực. Khái niệm về khả năng phục hồi trong tâm lý học cho thấy một số cá nhân có khả năng vượt qua những trải nghiệm tiêu cực và phát triển một cách lành mạnh.

Hướng Tới Tương Lai
Với Hằng Du Mục, con đường phía trước có thể đầy thách thức. Cô có thể vì con mà ở lại, nhưng nếu người đàn ông đã dùng con để khống chế vợ, thì sự đổ vỡ trong hôn nhân chỉ là vấn đề thời gian. Thậm chí, sự mất an toàn còn có thể đem lại hậu quả nghiêm trọng hơn.
Chúng ta hy vọng Hằng sẽ đủ mạnh mẽ để vượt qua giai đoạn này, xây dựng được sự nghiệp riêng của bản thân, thu thập bằng chứng bạo hành và để người chồng chịu trách nhiệm trước pháp luật. Điều quan trọng là cô và con cái cần được pháp luật bảo vệ.
Hỗ Trợ và Can Thiệp Kịp Thời
Để ngăn chặn vòng luẩn quẩn của bạo lực gia đình, cần có những can thiệp đa chiều:
- Đối với người gây bạo lực: Cần tham gia các chương trình trị liệu tâm lý để đối mặt với những xung đột nội tâm, học cách kiểm soát cảm xúc và phát triển các kỹ năng giải quyết xung đột không bạo lực.
- Đối với nạn nhân và con cái: Tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tâm lý và xã hội là cực kỳ quan trọng để giúp họ chữa lành vết thương và xây dựng lại sự tự tin.
- Đối với xã hội: Cần nỗ lực thay đổi những quan niệm lỗi thời về giới và quyền lực. Cần có những chương trình giáo dục toàn diện về bình đẳng giới, kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột cho cả nam và nữ từ độ tuổi còn nhỏ.
Kết Luận: Hướng Tới Một Xã Hội Công Bằng và An Toàn
Câu chuyện của Hằng Du Mục là một lời nhắc nhở đau lòng về thực trạng bạo lực gia đình trong xã hội của chúng ta. Tuy nhiên, nó cũng là cơ hội để chúng ta cùng nhau lên tiếng, hành động và xây dựng một xã hội công bằng, an toàn và lành mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Bạo lực gia đình không chỉ là vấn đề của riêng một gia đình mà là thách thức của cả xã hội. Bằng cách hiểu rõ những động lực tâm lý sâu xa đằng sau hành vi bạo lực và tác động lâu dài của nó đến sự phát triển của trẻ em, chúng ta có thể phát triển những chiến lược hiệu quả hơn để ngăn chặn và vượt qua.
By Hiền Tâm Lý !